Chính Sách Lớn Để Hạn Chế Và Xóa Bỏ Gạch Nung, Tăng Cường Sử Dụng Gạch Không Nung

      Chính Phủ cũng đã có nhiều chính sách lớn để hạn chế và xóa bỏ gạch nung, tăng cường sử dụng gạch không nung như:

      1.1. Quyết định số 567/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển VLXD không nung đến năm 2020.Theo quyết định số 567/QĐ-TTg v/v phê duyệt chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020: Chính phủ quyết liệt xóa bỏ gạch thủ công và tạo điều kiện mạnh mẽ phát triển VLXD không nung, trong đó khuyến khích gạch không nung công suất nhỏ phục vụ tại địa phương.

      1.2. Thông tư số 19/2012/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc Quy định sử dụng vật liệu xây dựng không nung trong các công trình xây dựng. Công nghệ đất sét nung phải được xóa bỏ:
      - Các lò gạch thủ công: từ 2016 đến 2018. Thực tế hiện nhiều tỉnh đã quyết liệt xóa bỏ lò gạch thủ công như Lạng Sơn, Hà Nội, Nghệ An, Quảng Bình, Đà Nẵng, Huế, Bình Định, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Sóc Trăng, Đồng Tháp.
      - Lò liên tục kiểu đứng và lò vòng: từ 2018 đến 2020. Hiện chính quyền các cấp không cấp phép để đầu tư thêm lò gạch tuynel.

      1.3. Chỉ thị 10/CT-TTg về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung.

      1.4. Thông báo số 218/TB-VPCP ngày 17/6/2013: tổng công suất của 03 loại sản phẩm chính (xi măng - cốt liệu, gạch bê tông khí chưng áp, gạch bê tông bọt) đạt khoảng 5,4 tỷ viên QTC/năm, chiếm 26-27% so với tổng sản lượng vật liệu xây năm 2012 ước đạt 20 tỷ viên. Tỉ lệ gạch không nung vẫn chưa đạt được mục tiêu của thông tư số 09/2012/TT-BXD : “Tại đô thị loại 3 trở lên phải sử dụng 100% vật liệu xây không nung kể từ ngày thông tư có hiệu lực” và “tại khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50% VLKN kể từ ngày Thông tư có hiệu lực đến hết năm 2015, sau năm 2015 phải sử dụng 100%”.

      1.5. Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt danh mục Dự án “Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam” do Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ với tổng hạn mức vốn là 38.880.000 USD và sẽ được triển khai trong cả nước trong 5 năm tới.

      - Tổng số đã có 52/64 tỉnh thành lập kế hoạch hiện đại hóa sản xuất vật liệu xây dựng đến năm 2020.

      Trở lại